8 mẹo giảm ê răng khi niềng cực hiệu quả

Niềng răng mang lại nhiều lợi ích nhưng để đi đến được cái đích đó thì bạn sẽ phải trải qua khó khăn như ê răng, đau nhức trong quá trình điều trị. May mắn rằng đã có những cách để giúp bạn đối phó với những cơn đau này và nha khoa Thùy Anh sẽ luôn đồng hành cùng bạn. Dưới đây là những mẹo giảm ê răng khi niềng răng, mời các bạn cùng tham khảo.

Nguyên nhân gây ê răng khi niềng răng là gì?

Thứ nhất: Do sinh lý từ quá trình chỉnh nha

Khi niềng răng bác sĩ sẽ sử dụng lực tác động từ dây cung và các khí cụ để giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Lúc này, dây chằng quanh răng, xương ổ răng,… sẽ cần tái cấu trúc nên thường bị đau nhức, xuất hiện cảm giác ê răng. Hay nói cách khác, quá trình tác động lực chỉnh nha là gây một tổn thương có tính toán từ trước và đương nhiên là không thể tránh khỏi đau nhức, ê buốt. .

Thứ 2: Răng bị tụt lợi, lộ và mòn cổ răng, chân răng từ trước

Nguyên nhân do sai lệch khớp cắn gây sang chấn hoặc việc chăm sóc răng miệng sai cách, điển hình là chải ngang trong thời gian dài.

Giải pháp: Trám lại những răng bị mòn để tránh lộ ngà gây nhạy cảm ê buốt việc này tiến hành trước khi bước vào gắn mắc cài hoặc giải quyết ngay trong time niềng răng nếu phát hiện ra.

Thứ 3: Bề mặt men răng có tổn thương từ trước.

Là khi bề mặt men bị mòn, yếu có thể do bất thường giải phẫu trong quá trình hình thành răng, vệ sinh răng miệng kém, dùng thức ăn, đồ uống có tính ăn mòn kéo dài, trào ngược dạ dày, làm việc trong môi trường có tính acid cao…

Giải pháp: Bạn cần hạn chế đồ ăn thức uống có tính acid, điều trị bệnh toàn thân như trào ngược dạ dày (nếu có), bôi thuốc chống ê buốt trên bề mặt men răng trước hoặc trong quá trình chỉnh nha cẩn thận, chiếu hồng ngoại cũng là cách rất tốt mà nha khoa Thùy Anh thường áp dụng.

Thứ 4: Kĩ thuật chỉnh nha không đảm bảo

Khi bác sĩ chỉnh nha sử dụng lực quá mạnh vượt ngưỡng cho phép vừa khiến răng dịch chuyển không hiệu quả vừa gây lung lay nhiều, đau nhức răng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên hiểu nhầm cứ đau răng là cho rằng bác sỹ dùng lực mạnh, lực sai. Đôi khi có những chiếc răng đặc biệt nhạy cảm, cơ địa với ngưỡng chịu đau thấp thì vấn đề kích ứng dù với lưc nhẹ là không tránh khỏi.

Giải pháp: Bác sĩ cần xem xét lại về kĩ thuật. Đây cũng là yếu tố mà bạn nên lựa chọn cơ sở chỉnh nha uy tín, người bác sĩ tận tâm, có kinh nghiệm để đồng hành trong hành trình của mình.

Một số giai đoạn gây khó chịu, răng đau nhức, ê buốt hơn như: Sau khi đặt chun tách khe, buổi gắn mắc cài và bắt đầu đi dây cung, hay sau mỗi lần tăng dây, siết thêm lực… Thông thường bạn sẽ cảm thấy đau nhức hơn trong 1, 2 ngày đầu và sau đó sẽ giảm dần tới gần như là không còn cảm giác khó chịu. Hầu hết các bạn sẽ vượt qua được cả, tuy nhiên chúng tôi cũng cung cấp cho bạn những mẹo nhỏ cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo
0909090